5 nghề nghiệp sẽ biến mất trong tương lai

Một cuộc khảo sát vào năm 2013 của Đại học Oxford cho biết sẽ có những ngành nghề có nguy cơ không tồn tại được trong tương lai. Trong số 702 nghề nghiệp phổ biến nhất, những nghề như tiếp thị qua điện thoại, khai báo thuế và trọng tài thể thao có nguy cơ biến mất cao hơn so với nhà tâm lý học, nha sĩ hay nhà vật lý học.

Thế nhưng, bạn sẽ không ngờ tới sự biến mất của những công việc sau đây. Cùng Algorithmics tìm hiểu nhé!

1. Nhà báo:

Nhà báo được cho là một nghề nghiệp là chỉ đang nhào nặn nội dung từ các bài PR và tiếp thị. Ngành nghề này thường trong tình trạng thiếu nhân lực, khiến họ làm việc quá sức. Song song đó, sự kỳ vọng của độc giả vào những nội dung miễn phí nhiều đến mức khó có thể phân bổ đủ thời gian và nhân lực để sáng tạo nên những bài báo và nội dung được đầu tư chất lượng.

Công nghệ AI tiến bộ cả trong việc viết lách. Thậm chí còn viết được những báo cáo hàng quý. Thực tế cũng cho thấy các bài báo hiện nay phần lớn được viết lại từ thông cáo báo chí. Nội dung cũng không được khai thác kỹ lưỡng bằng nghiệp vụ nhà báo. Đây góp phần củng cố nghề sáng tạo nội dung sẽ không cần đến sự tham gia của con người.

2. Trợ lý luật sư

Đây là nghề nghiệp mang tính hành chính như chuẩn bị giấy tờ, đặt lịch hẹn, lịch công tác, quản lý các công việc đó và thường xuyên theo dõi và báo cáo cho các luật sư cấp cao.

Luật vẫn là một trong những ngành nghề đáng mơ ước đối với những người trẻ đầy tham vọng. Đây thường được xem là một nghề nghiệp ổn định và uy tín khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, trong 20 năm nữa, có lẽ chỉ những luật sư có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản mới có việc làm.

Các bộ phận như trợ lý luật sư đối mặt với nhiều thử thách. Xác suất 94% công việc sẽ được tự động hoá và có thể bị tuyệt chủng khi có robot. Theo một nghiên cứu gần đây của Deloitte, hơn 100.000 nghề nghiệp (tức 39% số công việc) trong lĩnh vực pháp lý có khả năng cao sẽ được tự động hóa trong 20 năm tới.

3. Giao dịch chứng khoán

Một nghiên cứu của Bloomberg năm 2015 phát hiện ra rằng chỉ 10% cổ phiếu trên thế giới được giao dịch bởi con người, số còn lại điều hành bằng AI. Quả là một sự thật thú vị về tự động hoá trong chứng khoán đúng không?

Giả sử bạn đang muốn mua cổ phiếu, việc bạn làm sẽ là truy cập vào sàn giao dịch. Tại đây, bạn dễ dàng xem và quản lý nhiều danh mục đầu tư. Sau đó, chỉ cần điền thông tin về số tiền muốn mua cũng như giá muốn giao dịch. Trong lúc người dùng mất thời gian để tiếp cận máy chủ và duyệt đơn hàng. Công nghệ AI đã nhận thức trước được việc bạn sẽ mua cổ phiếu đó. AI sẽ tự mua cổ phiếu cho chính nó. Trao đổi giữa các công nghệ AI với nhau và bán với mức giá lớn hơn nhiều. Đó là điều nằm ngoài khả năng của con người.

4. Phi công

Chúng ta đã biết rằng xe không người lái đang ngày càng trở nên phổ biến. Các tài xế taxi có thể nguy cơ mất việc sớm. Nhưng bạn cảm thấy thế nào khi máy bay của mình không có phi công?

Ngay từ năm 2016, tờ New York Post đã dự đoán rằng nghề phi công có nguy cơ bị khai tử cao bởi sự xuất hiện của robot. Các tính năng lái tự động từ lâu đã hỗ trợ phi công trên không. Trên thực tế, các phi công thường chỉ điều khiển máy bay của họ khi cất cánh và hạ cánh. Tuy nhiên, hai phần việc đó đang được dạy cho các đối thủ cơ học. Có khả năng cả con người và hàng hóa sẽ sớm được vận chuyển bằng máy bay không người lái.

5. Nhà bảo tồn môi trường

Bảo vệ môi trường và thiên nhiên ngày càng có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Cách chúng ta thực hiện điều này cũng sẽ thay đổi. Mặc dù việc phát triển, duy trì và bảo vệ rừng là cần thiết nhưng nhiều công việc như đếm số lượng và phân định cây sẽ sớm thực hiện bằng công nghệ dò thám từ xa.

Chúng ta sẽ cần ít người hơn để hoàn thành cùng một khối lượng công việc. Mặt khác, tần suất cháy rừng tăng cao sẽ góp phần thúc đẩy việc làm cho những người này để họ ngăn chặn và dập tắt cháy rừng.

Chúng ta nên chuẩn bị gì cho sự thay đổi sắp tới?

Điều quan trọng là phải tiếp tục áp dụng các kỹ năng mới, học hỏi về công nghệ mới và hiểu các vai trò nào sẽ xuất hiện và thịnh hành trong tương lai.

Vậy bạn nên đầu tư vào những kỹ năng nào?

  • Khả năng kinh doanh luôn quan trọng. Rô bốt khó có thể nghĩ ra một việc kinh doanh mới và xây dựng nó từ những bước đầu tiên. Kinh doanh đòi hỏi những kỹ năng phức tạp kết hợp với tư duy đột phá, không thể thực hiện trong một sớm một chiều.
  • Digital marketing (tiếp thị số) cũng là kỹ năng cần có để tồn tại trong tương lai. Mặc dù việc làm liên quan đến báo chí sẽ giảm sút, nhưng vẫn cần những người chuyên viết lách để đại diện cho nhãn hàng. Ngoài ra, kỹ năng về tiếp thị số cũng bao gồm cả kỹ năng phân tích và sáng tạo, nó yêu cầu sự chuyên nghiệp nhất định khi đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc.
  • Kỹ năng cuối cùng quan trọng không kém đó là lập trình và viết code. Những công việc được cho là sẽ biến mất ở trên hầu hết đều  bị thay thế bởi các nhà lập trình kỳ cựu trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Justin Tobin, người sáng lập công ty tư vấn DDG, cho hay: “Ngày càng có nhiều nhà tư tưởng nhận ra trở thành người làm công tức là bạn đang dồn tất cả tài sản vào một cổ phiếu, tốt hơn là nên đa dạng hoá portfolio của mình. Thế nên, bạn đang chứng kiến rất nhiều người cố gắng chuyển hoá và đa dạng sự nghiệp của mình.”

Cùng đến ngay Algorithmics Phú Nhuận để nhận được ưu đãi hấp dẫn và đăng ký tham gia lớp đánh giá kỹ năng công nghệ 1:1 cùng giáo viên chuyên môn TẠI ĐÂY

Theo dõi sự kiện

Calendar of Events

H T2

B T3

T T4

N T5

S T6

B T7

C CN

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

0 events,

Liên hệ nhanh để giải đáp thông tin khoá học cho trẻ
Trẻ em cũng có thể lập trình
Khám phá thế giới lập trình ngay hôm nay
© 2022, All Rights Reserved by Algorithmics
menu
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram