Quá trình phát triển qua từng cuộc cách mạng công nghiệp

Từ cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 đầu tiên cho đến cách mạng 4.0 hiện đại. Chúng ta sẽ khám phá sự thay đổi của xã hội, kinh tế và văn hóa. Cùng tìm hiểu về tầm ảnh hưởng và những bài học rút ra từ những giai đoạn đầy biến đổi và sáng tạo trong lịch sử nhân loại trong bài viết sau đây cùng Algorithmics nhé!

Cuộc cách mạng công nghiệp là gì? 

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) - còn được gọi là cách mạng công nghiệp lần I. Đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng đã xảy ra trong lịch sử nhân loại vào thế kỷ 18 và 19. Nó là một quá trình chuyển đổi toàn diện từ “sản xuất thủ công - nông” sang “sản xuất công nghiệp và dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của máy móc và công nghệ”.

Trước CMCN, hầu hết sản xuất đều dựa vào lao động thủ công và những phương pháp truyền thống. Công việc thường được thực hiện bằng tay bởi các nghệ nhân, thợ thủ công. Tuy nhiên, thế kỷ 18 đã bắt đầu xuất hiện những cải tiến trong công nghệ. Nhất là trong lĩnh vực máy móc, năng suất lao động và vận tải.

Contact Form (#3) (BLOG)

Nguyên nhân ra đời

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên được khởi nguồn từ Anh. Những nhà phát minh người Anh đã tiên phong trong phong trào đổi mới này.

Sau thời kỳ Thập tự chinh, các chiến binh trở về từ các cuộc chinh phạt. Họ mang về vật phẩm mới lạ như nước hoa, gia vị, sản phẩm bằng thép từ phương Đông. Với tư duy muốn mở rộng thị trường cùng với nhu cầu hàng hóa tăng cao. Tây Âu đã thúc đẩy hoạt động trao đổi mua bán và đẩy mạnh kinh tế hàng hóa. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông để thu được nguồn vàng bạc. Đồng thời, tầng lớp quý tộc tại Tây Âu cũng gia tăng. Dẫn đến nhu cầu tăng cao về các mặt hàng cao cấp từ phương Đông. Như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi, và các sản phẩm đặc biệt khác. 

Trong khi đó, Con đường tơ lụa - con đường vận chuyển hàng hoá từ phương Đông sang Tây Âu. Đang bị Đế quốc Ottoman theo chiếm giữ, gây khó khăn cho hoạt động giao thương của phương Tây. Vì vậy, người Tây Âu đã tìm kiếm một con đường đi mới trên biển.

cuoc-cach-mang-cong-nghiep

Trong thời điểm này, người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Vì vậy đã đóng những con tàu buồm vượt đại dương.

Từ những bước đầu này, Cách mạng công nghiệp đã xuất hiện. Đánh dấu sự chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp. Tạo ra một cuộc cách mạng lớn mạnh trong lịch sử nhân loại.

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra cho đến nay

CMCN đã có nhiều lần diễn ra trong lịch sử nhân loại. Dưới đây là tóm tắt về Cách mạng công nghiệp các giai đoạn chính:

CMCN lần thứ I

Thời điểm

  • Khoảng từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.
  • Xuất phát từ Anh với sự ra đời của phát minh như máy dệt tự động, máy hơi nước.

Một số sự kiện quan trọng

Cải tiến công nghệ trong ngành dệt may: Máy hơi nước James Watt được phát minh bởi một nhà phát minh người Scotland đã giúp tăng hiệu suất và hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng.

Máy tiện: Thomas Blanchard đã phát minh ra máy tiện vào năm 1820. Máy tiện đã giúp cải thiện quá trình sản xuất các bộ phận máy móc. Đồng thời giảm chi phí sản xuất. 

Xây dựng đường sắt: Đường sắt đầu tiên chạy bằng máy hơi nước là "Rocket". Được thiết kế bởi George Stephenson vào năm 1829. 

Cải tiến trong ngành cơ khí: Ngành cơ khí đã được cải tiến và phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất lớn quy mô các máy móc và sản phẩm công nghiệp.

cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-mot

Thành tựu 

Tăng cường sản xuất công nghiệp: CMCN I đã tạo ra một cuộc chuyển đổi từ sản xuất thủ công-nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Các phát minh đã tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất. Đồng thời giảm giá thành, làm cho hàng hóa sản xuất trở nên phổ biến. Dễ dàng tiếp cận hơn cho nhân dân.

Tăng trưởng kinh tế: CMCN I đã kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Sản xuất hàng loạt đã làm gia tăng sản lượng và thu nhập quốc gia. Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia tham gia cách mạng này. 

Đô thị hóa: Thúc đẩy sự di cư từ nông thôn vào thành thị. Tạo ra sự đô thị hóa mạnh mẽ. Các thành phố và khu công nghiệp đã hình thành, trở thành trung tâm kinh tế và văn hóa mới.

Thay đổi xã hội và tổ chức lao động: Lao động truyền thống bị thay thế bằng công việc tập trung hơn trong các nhà máy và nhà xưởng. Các công nhân và giai cấp công nhân mới mọc lên trong xã hội.

Sự phát triển ngành cơ khí, công nghiệp lớn: Đẩy mạnh ngành cơ khí, ngành công nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn và các nhà máy đã xuất hiện. Mở ra kỷ nguyên mới trong quy mô sản xuất.

Sự thay đổi văn hóa và cuộc sống: Tạo nên sự thay đổi to lớn trong văn hóa, lối sống. Nó đã thúc đẩy sự tiến bộ, chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hiện đại.

cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-mot-thanh-tuu

Hệ quả

  • Khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Người dân di cư lên thành thị nhiều hơn. Từ đó dẫn đến quá trình đô thị hoá cận đại. 
  • Các ngành sản xuất nhỏ thủ công dần chuyển thành sản xuất lớn bằng máy móc. Từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn trước nhiều. 
  • Giai cấp vô sản đông dần. Họ bị bóc lột sức lao động khi phải làm việc từ 14 đến 16 giờ. Điều kiện sống cực khổ, đồng lương ít ỏi. Dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp công nhân nổ ra. 
  • Phong trào đập phá máy móc, bãi công và những cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản ngày càng nhiều. Từ đó, giai cấp vô sản dần trở thành lực lượng chính trị độc lập. Họ đòi hỏi thay đổi sự thống trị từ giai cấp tư sản. 
  • Sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, giai cấp tư sản bóc lột sức lao động đã dẫn đến vô vàn mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản. 

CMCN lần thứ II

Thời điểm

  • Khoảng thập kỷ 1870 - 1914
  • Đức thay thế Anh quốc trở thành quốc gia dẫn đầu Châu Âu về công nghiệp.

Một số sự kiện quan trọng

Cải tiến công nghệ điện: Cuối thế kỷ 19, công nghệ điện đã phát triển mạnh mẽ. Thomas Edison và Nikola Tesla đã phát minh đèn bóng đèn và hệ thống điện xoay chiều.

Phát triển ngành thép: Sự phát triển ngành công nghiệp thép đã định hình CMCN II. Quy trình sản xuất thép Thomas đã giúp giảm chi phí sản xuất thép, tăng cường khả năng sản xuất hàng loạt lớn. 

Phát triển ngành dầu mỏ: Sự khai thác, sử dụng dầu mỏ phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt sau khi dầu mỏ được tìm thấy ở Mỹ và Châu Âu. 

Cải tiến trong giao thông vận tải: Đường sắt và các phương tiện vận tải đường thủy giúp mở rộng thị trường và di chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Công nghệ truyền thông và viễn thông: Điện thoại và telegraph. Đã tạo ra sự liên kết liên lạc rộng rãi giữa các khu vực và quốc gia. 

cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-hai

Thành tựu

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp lớn: thép, hóa chất, điện, và dầu mỏ đã phát triển mạnh. Mở ra nhiều cơ hội mới và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế.

Xây dựng hạ tầng vận chuyển và viễn thông: Sự phát triển vận chuyển như đường sắt, đường thủy. Tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người. Công nghệ viễn thông như điện thoại và telegraph đã cải thiện liên lạc và quản lý kinh doanh.

Tăng năng suất và giảm chi phí: Đẩy mạnh việc sử dụng các phương tiện công nghệ tiên tiến. Như máy móc tự động và tự động hóa trong sản xuất. Từ đó tăng cường năng suất và giảm chi phí cho sản phẩm. 

Sự thay đổi xã hội và lao động: sự di cư đáng kể từ nông thôn vào thành thị. Tạo thành lực lượng lao động công nghiệp mới. Điều này đã thay đổi cơ cấu xã hội và tổ chức lao động. Giúp hình thành giai cấp công nhân mạnh mẽ hơn và yêu cầu quyền lợi lao động được bảo vệ.

Sự thúc đẩy cải tiến công nghệ: nhiều phát minh và khám phá mới đã được thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau, đưa ngành công nghiệp vào một thời kỳ tiến bộ và phát triển nhanh chóng.

Tăng trưởng kinh tế và thị trường toàn cầu: Các quốc gia trở thành phụ thuộc vào nhau hơn trong việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ, mở ra kỷ nguyên của thương mại quốc tế.

cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-hai-thanh-tuu

Hệ quả

  • Gần giống như cuộc cách mạng công nghiệp lần I, số lượng người lao động rất lớn. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Từ đó nạn thất nghiệp, thù lao ít ỏi và nạn mại dâm vì không đủ nguồn thu nhập. Từ đó, số công nhân văn phòng và các tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh. 
  • Sự phát triển công nghiệp đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người.
  • CMCN II đã kích thích bùng nổ dân số do tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống.
  • Với sự gia tăng các công việc trong nhà máy và nhà xưởng. Phụ nữ và lao động trẻ đã tham gia vào lực lượng lao động công nghiệp. Thay đổi vai trò truyền thống của họ trong xã hội.

CMCN lần thứ III

Thời điểm

  • Khoảng 1950 đến 1970
  • Bóng bán dẫn được phát minh bởi John Bardeen và Walter Houser Brattain đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp này. 

Một số sự kiện quan trọng

Công nghệ thông tin và viễn thông: Việc phát triển các máy tính và công nghệ điện tử đã mở ra một loạt cơ hội mới trong truyền thông, giao tiếp, và quản lý thông tin.

Công nghiệp hóa nông nghiệp: Sự phát triển của máy móc và công nghệ trong nông nghiệp đã giúp gia tăng sản lượng và cải thiện chất lượng thực phẩm.

Sự xuất hiện của dây chuyền sản xuất: Mô hình dây chuyền sản xuất đã trở thành xu hướng trong sản xuất công nghiệp. 

Sự phát triển của ô tô và hàng không: Xe ô tô và máy bay là phương tiện vận chuyển chủ chốt. Thúc đẩy sự di chuyển và thương mại trên toàn cầu.

Sự phát triển của năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo: CMCN III đã chứng kiến sự phát triển của năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió. Điều này đã thay đổi cách chúng ta sản xuất và sử dụng năng lượng.

Sự bùng nổ của kỹ thuật điện tử: Việc phát triển máy tính, TV, đèn chiếu sáng, và các thiết bị điện tử khác đã thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người.

Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp dược phẩm và y tế: Các phát minh y tế quan trọng. Góp phần cải thiện sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho con người.

cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-ba

Thành tựu

Cách mạng điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông: Máy tính, Internet và điện thoại di động đã thay đổi cách con người làm việc, học tập và giao tiếp. Các sản phẩm điện tử tiêu dùng như TV, radio, máy tính cá nhân, điện thoại di động đã trở thành phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Sự phát triển của công nghiệp ô tô và hàng không: Xe ô tô và máy bay trở thành phương tiện vận chuyển chủ chốt. Mở rộng phạm vi di chuyển và thương mại trên toàn cầu.

Cải tiến y tế và chăm sóc sức khỏe: Tiến bộ trong y học, thuốc men, các thiết bị y tế. Giúp cứu sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sự phát triển của năng lượng tái tạo: thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió. Điều này đã đóng góp tích cực cho việc giảm thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Sự phát triển của công nghệ xử lý dữ liệu (big data) và công nghệ phân tích (analytics): Các dây chuyền sản xuất tự động và hệ thống thông tin đã tăng cường hiệu suất và giảm thiểu sai sót.

Mở rộng thị trường toàn cầu: gia tăng mạnh mẽ sự liên kết và trao đổi kinh tế toàn cầu. Thúc đẩy thương mại, hợp tác quốc tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển.

Giai cấp công nhân và đấu tranh lao động: Các nhà máy và nhà xưởng thường có điều kiện lao động khắc nghiệt. Dẫn đến công nhân đòi hỏi điều kiện làm việc tốt, tiền lương cao hơn, quyền lợi bảo vệ.

Sự thay đổi về vai trò phụ nữ trong xã hội và lao động: Với việc gia tăng nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp. Nhiều phụ nữ đã tham gia vào lực lượng lao động. Họ có cơ hội làm việc ngoài nhà ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.

cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-ba-thanh-tuu

Hệ quả

  • Thay đổi xã hội và văn hóa: Phong cách sống, cách làm việc và giao tiếp đã thay đổi. Mạng xã hội và internet đã mở ra một cách tiếp cận mới trong trao đổi thông tin và giao tiếp.
  • Tăng cường tỷ lệ đô thị hóa: Đô thị lớn đã xuất hiện và hấp dẫn người dân di cư từ nông thôn vào thành phố tìm kiếm việc làm và cơ hội.
  • Môi trường là thách thức bền vững: Sự phát triển công nghiệp và công nghệ trong CMCN III đã gây ra nhiều vấn đề môi trường, như ô nhiễm không khí, nước và đất. Thách thức bền vững và bảo vệ môi trường trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
  • Bất đẳng giai cấp và sự chia rẽ xã hội: gia tăng bất bình đẳng giai cấp và chia rẽ xã hội. Những người giàu có và giai cấp tư sản đã trở nên giàu có hơn, trong khi một phần của xã hội vẫn gặp khó khăn và bất ổn kinh tế.
  • Ảnh hưởng lên việc làm:  Một số ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút và nhiều công việc đã được thay thế bởi tự động hóa và công nghệ thông tin.

CMCN lần thứ IV

Thời điểm 

  • 2011 đến nay
  • Một nhóm nhà khoa học người Đức đã phát triển nên một chiến lược kỹ thuật cao nhằm mục đích phục vụ cho chính phủ Chính phủ Đức năm 2011. Đây có thể được coi là khởi nguồn cho cuộc cách mạng công nghiệp IV này. 

Một số sự kiện quan trọng

Phát triển của công nghệ số: Sự gia tăng mạnh mẽ về công nghệ số, Internet và viễn thông đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc kết nối và trao đổi thông tin toàn cầu

Trí tuệ nhân tạo và máy học: Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học đã giúp tăng cường khả năng tính toán và xử lý thông tin, tạo ra các ứng dụng mới trong nhiều lĩnh vực và thúc đẩy sự tự động hóa.

Tự động hóa và robot: Công nghệ tự động hóa và robot đang được phát triển ngày càng mạnh mẽ, giúp thay thế lao động trong nhiều ngành công nghiệp và gia tăng hiệu suất sản xuất.

Internet of Things (IoT): IoT cho phép các thiết bị và máy móc kết nối và trao đổi dữ liệu thông qua internet, mở ra cơ hội cho tương tác thông minh và tự động trong cuộc sống hàng ngày.

Công nghệ blockchain: Công nghệ blockchain đang thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng tiềm năng như tiền điện tử và hợp đồng thông minh, tạo ra sự minh bạch và đáng tin cậy trong các giao dịch và quy trình kinh doanh.

Sự hội tụ của công nghệ: CMCN IV được hình thành bởi sự hội tụ và tích hợp của nhiều công nghệ tiên tiến, tạo nên những cách tiếp cận mới. Từ sản xuất, kinh doanh đến cả đời sống hàng ngày.

cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-tu-thanh-tuu

Thành tựu

Khả năng tương tác cao: con người không chỉ tương tác với con người. Chúng ta còn tương tác với robot, điều khiển hệ thống vật lý thông qua mạng. Đồng thời quản lý thông tin doanh nghiệp cũng như sản phẩm bằng những cái click chuột. 

Phân tầng: con người ngày nay có thể thiết kế các quy trình tự quản lý cho doanh nghiệp. Với những yếu tố vật lý, không gian mạng, khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ.

Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng. Cho phép con người có thể giám sát và tối ưu hóa các quy trình. Từ đó tạo điều kiện các quy trình được diễn ra ngay lập tức, tại mọi thời điểm.

Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu. Từ đó mô hình hóa các quy trình công nghiệp vật lý. Điều này giúp chúng ta thu được các mô hình nhà máy ảo và mô phỏng. Cho phép chúng ta dễ dàng kiểm tra, đánh giá và cải tiến các quy trình hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giao các giá trị mới nhằm đáp ứng khách hàng dưới dạng đa dịch vụ hoặc dịch vụ cải tiến. Từ đó sinh ra các mô hình kinh doanh đột phá mới.

Khả năng mở rộng: ngành công nghiệp và kinh doanh có tính linh hoạt. Nhằm thích ứng với nhu cầu của người dùng. Với khả năng mở rộng kỹ thuật hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong từng trường hợp.

Hệ quả

An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm trong thời đại 4.0. Khi mọi dữ liệu, thông tin người dùng đều được số hóa và lưu trữ vào máy tính. Các thiết bị IoT dễ bị đe dọa bởi virus. Chúng có thể gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng.

Kỹ năng và giáo dục thời đại 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học, công nghệ, chúng ta cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.

Máy móc còn có những hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc dễ khiến nhiều doanh nghiệp sa vào tổn hại nghiêm trọng. 

Contact Form (#3) (BLOG)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ V

Thời điểm: 

  • Đang diễn ra
  • Công nghiệp 5.0 phản ánh sự chuyển đổi từ tập trung giá trị kinh tế sang giá trị xã hội. Sự chuyển đổi tập trung từ phúc lợi sang sự thịnh vượng.

Đặc điểm nổi bật về 5.0

5.0 là khái niệm về việc con người làm việc cùng với robot và máy thông minh. Nó liên quan đến các robot giúp con người làm việc tốt hơn và nhanh hơn thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như Internet of Things (IoT) và big data. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất, 5.0 xây dựng trên cơ sở của 4.0 và được hỗ trợ bởi sự phát triển trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Bao gồm những yếu tố như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn, Internet of Things (IoT), học máy, robot học và ảo hóa.

5.0 bổ sung một yếu tố con người vào những thành tựu công nghệ của 4.0. Ngoài ra, 5.0 còn là khái niệm mở rộng hơn của 4.0. Được mô tả bởi Liên minh Châu Âu như một tầm nhìn về ngành công nghiệp vượt xa mục tiêu hiệu quả và năng suất, và củng cố vai trò và đóng góp của ngành công nghiệp đối với xã hội.

5.0 nhằm hỗ trợ con người, không thay thế con người

Các nhà sản xuất hiểu được giá trị của trực giác con người và khả năng giải quyết vấn đề. Họ đang định vị bản thân để phát triển mạnh mẽ.

Trong khi robot nhất quán hơn con người và tốt hơn trong công việc chính xác. Song chúng không linh hoạt, không có khả năng thích nghi, suy nghĩ phản biện như con người. Hợp tác cùng con người, robot có thể đáp ứng mục tiêu hỗ trợ cuộc sống của ta tốt hơn. Universal Robots sử dụng thuật ngữ "cobots" để nhấn mạnh tầm quan trọng của con người trong công nghệ robot.

Trong 5.0 sẽ tìm sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả và năng suất

Mục tiêu của 4.0 là kết nối máy móc, quy trình hệ thống tối ưu hóa hiệu suất cực đại. 5.0 đưa hiệu quả và năng suất này một bước xa hơn. Đó là về việc hoàn thiện sự tương tác hợp tác giữa con người và máy móc.

Trong quá trình sản xuất, chúng ta nhận ra rằng các robot giúp ta giải phóng khỏi công việc đòi hỏi sức lực. Từ đó ta có thể tập trung vào những công việc khác. Thời đại 5.0 giúp ta nhận thức rằng con người và máy móc phải được kết nối để đáp ứng sự phức tạp của sản xuất trong tương lai đối mặt với việc tăng cường tùy chỉnh thông qua quy trình sản xuất được tối ưu hóa bằng robot.

Contact Form (#3) (BLOG)
Theo dõi sự kiện

Latest Past Events

CODER OF LEGENDS - CÔNG BỐ KẾT QUẢ GIẢI ĐẤU

Cuối cùng, giải đấu Coder of Legends đã tìm được những thí sinh xuất sắc nhất Algorithmics. Cùng Algo điểm qua 12 dự án đạt giải khuyến khích, 9 dự […]

Liên hệ nhanh để giải đáp thông tin khoá học cho trẻ
Contact Form Demo (#3) (#10)
Trẻ em cũng có thể lập trình
Khám phá thế giới lập trình ngay hôm nay
© 2022, All Rights Reserved by Algorithmics
menu
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram