Bộ kỹ năng mềm thế kỷ 21 là gì?

Sau cuộc bùng nổ công nghệ của thế kỷ 21, rất nhiều ngành nghề mới được sinh ra và thay thế cho một số ngành nghề “truyền thống”. Để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại 4.0, không những người lớn, mà các em cần được trang bị bộ kỹ năng mềm thế kỷ 21. 

Theo Báo Thanh Niên, đến năm 2025, lực lượng lao động là con người chỉ chiếm 48%, trong khi máy móc và công nghệ hiện đại sẽ chiếm hơn 52%. Vì vậy, phương pháp dạy học nhằm truyền đạt những kiến thức có sẵn sẽ bị tụt hậu. Đồng thời, phương pháp giáo dục tập trung vào tư duy, kỹ năng và “những yếu tố máy móc không thể thay thế con người” sẽ lên ngôi. 

Từ những năm 2007, nền giáo dục tiên tiến thế giới đã tập trung đào tạo những kỹ năng cần thiết cũng như những kiến thức có tính áp dụng vào thực tế cao. Sau đây, cùng Algorithmics tìm hiểu những kỹ năng mềm cần thiết cho thế kỷ 21 nhé!

Thời đại công nghệ càng phát triển, càng nhiều ngành nghề mới sinh ra và nhiều ngành mất đi

Bộ kỹ năng mềm thế kỷ 21 là gì?

Theo Maria Montessori chia sẻ: “Đừng giáo dục các em thế giới của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng thích nghi”. Trong tương lai gần, mô hình 3A: AI: Trí tuệ nhân tạo; Automation: tự động hoá ; Analytics: phân tích. Chúng sẽ dần thay thế nhiều vị trí công việc. Do đó, việc trang bị kỹ năng thế kỷ 21 từ khi còn bé cực kỳ quan trọng. Đặc biệt cho tương lai nghề nghiệp sau này. Kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 bao gồm: 

Bộ kỹ năng mềm thế kỷ 21

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề không những công nghệ không thay thế được. Mà còn là kỹ năng giúp con người quản lý công nghệ. Chúng gồm nhiều kỹ năng khác nhau: xác định vấn đề, đánh giá, phân tích vấn đề và giải quyết. Không những người lớn mà kể cả trẻ em cũng tiếp xúc với rất nhiều vấn đề khác nhau từ cuộc sống đến việc học. Việc dạy cho trẻ cách tiếp cận và giải quyết vấn đề từ nhỏ sẽ giúp con độc lập, tự tin, nhạy bén, khéo léo và giải quyết vấn đề một cách tối ưu hơn. Ngoài ra, trong quá trình rèn luyện kỹ năng này, trẻ sẽ học được:

  • Cách giao tiếp, lắng nghe.
  • Nghiên cứu, phân tích vấn đề.
  • Quản lý rủi ro.
  • Sáng tạo và linh hoạt hơn trong quá trình giải quyết vấn đề.

Kỹ năng thuyết trình

Công nghệ có thể thay chúng ta truyền đạt thông điệp đến mọi người. Nhưng chúng không thể đưa ra những lý luận, dẫn chứng thực tế cũng như giải đáp, thảo luận. Vì vậy, kỹ năng thuyết trình hoàn toàn cần thiết và chúng cần thời gian dài để phát triển. 

Không chỉ cần sự tự tin mà kỹ năng thuyết trình cần rất nhiều yếu tố tích hợp với nhau. Để bài thuyết trình trở nên thu hút và đạt hiệu quả cao, kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, quan sát và truyền cảm hứng rất quan trọng. Vì vậy, trẻ cần thời gian dài học tập và rèn luyện để phát triển kỹ năng thuyết trình từ nhỏ. Rèn luyện cho trẻ từ sớm kỹ năng thuyết trình là góp phần giúp các em: 

  • Tự tin, mạnh dạn.
  • Biết cách tạo ấn tượng, thu hút và khuấy động không khí.
  • Học được cách đầu tư chỉn chu về những gì mình làm. 
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, sắp xếp suy nghĩ và dẫn dắt người nghe.
  • Biết quan sát, nắm bắt insight (nhu cầu) người nghe.
  • Quản lý và phân bổ thời gian hợp lý.
Trẻ cần thời gian dài học tập và rèn luyện để phát triển kỹ năng thuyết trình từ nhỏ. 

Làm việc nhóm 

Một trong những kỹ năng chúng ta sử dụng thường xuyên từ khi đi học đến khi đi làm. Nhưng không phải ai cũng có kỹ năng làm việc nhóm. Cũng như những kỹ năng trên, làm việc nhóm là một tổ hợp gồm nhiều yếu tố nhỏ tạo thành. Một đứa trẻ có kỹ năng làm việc nhóm sẽ có: 

  • Kỹ năng giao tiếp tốt, dễ dàng trao đổi cũng như bày tỏ ý kiến bản thân đến mọi người.
  • Biết cách giải quyết xung đột, vấn đề khi có bất kỳ cuộc cãi vã, bất đồng quan điểm hoặc rắc rối xảy ra trong nhóm.
  • Lắng nghe và thấu hiểu, từ đó có thể tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả, khai thác được những ưu điểm của các thành viên.
  • Tổ chức và lên kế hoạch, phân chia công việc cũng như quản lý các công việc của bản thân và các thành viên trong nhóm sẽ giúp hiệu quả tăng cao.

Sáng tạo, tự tìm tòi, học hỏi

Máy móc có thể làm việc hiệu quả nhưng chỉ có tính rập khuôn theo những gì được lập trình. Để xã hội phát triển, tân tiến, đi lên, sáng tạo, tìm tòi, học hỏi là yếu tố then chốt. Đặc biệt, trong thời đại xã hội phát triển 4.0, để có thể nhanh chóng hoà nhập cũng như dẫn đầu xu hướng, trẻ cần có tính sáng tạo, không ngừng tìm tòi, học hỏi. Ta có thể thấy, không chỉ ở những ngành mới như marketing, IT, công nghệ,... mà những ngành nghề truyền thống xưa nay như sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp,... cũng dần đòi hỏi tính sáng tạo để có thể tăng tính cạnh tranh, phát triển và tối ưu quá trình, tăng năng suất.

 Để xã hội phát triển, tân tiến và đi lên, sáng tạo, tìm tòi và học hỏi là yếu tố then chốt. 

Tư duy chủ động

Tương tự như sáng tạo, tư duy chủ động là một chìa khoá giúp con đến gần hơn với thành công trong tương lai. Không phụ thuộc vào người khác, chủ động học hỏi, tìm ra giải pháp tạo thói quen tốt cho con. Tư duy chủ động giúp con phát triển nhiều kỹ năng khác nhau như: 

  • Kỹ năng nghiên cứu: để giải quyết vấn đề, con cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thông tin. Từ đó, việc nghiên cứu những điều mới lạ sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều.
  • Tinh thần học hỏi, sáng tạo: không dừng lại ở việc tìm hiểu, tư duy chủ động còn giúp các em tự sáng tạo cũng như tìm tòi học hỏi, mở mang kiến thức cho bản thân và hiểu được tầm quan trọng của những thứ mình làm.
  • Là liều thuốc bổ cho tinh thần: đa phần những người có tư duy chủ động thường sẽ có suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời hơn. 

Tư duy logic

Đây được xem là một trong những kỹ năng then chốt bất kỳ ai cũng cần phải có. Rèn luyện tư duy logic không chỉ là hoạt động suy luận, giải quyết vấn đề mà nó còn là cách tập thể dục cho bộ não hoạt động tốt hơn. Có được tư duy logic, trẻ dễ dàng: 

  • Nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
  • Kết hợp được sáng tạo và thực tế, từ đó áp dụng những kiến thức cũng như tính sáng tạo vào đời sống một cách hiệu quả.
  • Tiếp nhận kiến thức nhanh chóng, mạch lạc và hệ thống hơn.
  • Đây cũng là yếu tố giúp trẻ làm chủ cảm xúc, cân bằng trạng thái làm việc.
Rèn luyện tư duy logic không chỉ là hoạt động suy luận, giải quyết vấn đề mà nó còn là cách tập thể dục cho bộ não 

Kỹ năng công nghệ

Trong thời đại công nghệ đang phát triển và càng ngày càng tân tiến như hiện nay, kỹ năng công nghệ là một yếu tố không-thể-bỏ-qua. Kỹ năng công nghệ không những giúp trẻ biết cách sử dụng công nghệ. Mà còn là cách giúp con điều khiển công nghệ trong tương lai. Nắm được kỹ năng công nghệ, trẻ không những sẽ bắt kịp xu hướng dễ dàng, mà còn đón đầu xu hướng tương lai nhanh chóng. 

Bộ kỹ năng mềm thế kỷ 21 thực chất không quá xa lạ đối với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, kỹ năng càng trở nên quan trọng và được đánh giá cao. Không những thế, có được bộ kỹ năng mềm thế kỷ 21, trẻ sẽ đồng thời tiếp cận thêm rất nhiều kỹ năng mềm quan trọng khác, giúp con dễ dàng đến gần hơn với thành công trong tương lai. 

Để tìm hiểu thêm về bộ kỹ năng mềm, phương pháp giúp con phát triển cũng như đánh giá kỹ năng của con, Bố Mẹ đừng quên để lại thông tin TẠI ĐÂY 

Theo dõi sự kiện

Sự kiện gần đây

CODER OF LEGENDS - CÔNG BỐ KẾT QUẢ GIẢI ĐẤU

Cuối cùng, giải đấu Coder of Legends đã tìm được những thí sinh xuất sắc nhất Algorithmics. Cùng Algo điểm qua 12 dự án đạt giải khuyến khích, 9 dự […]

WORKSHOP CODER OF LEGENDS CÓ GÌ VUI?

Coder of Legends không chỉ là giải đấu, sân chơi bổ ích dành cho trẻ. Mà đến với giải đấu, trẻ còn được tham gia những buổi workshop công nghệ. […]

Liên hệ nhanh để giải đáp thông tin khoá học cho trẻ
Trẻ em cũng có thể lập trình
Khám phá thế giới lập trình ngay hôm nay
© 2022, All Rights Reserved by Algorithmics
menu
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram