WORKSHOP: TRẢI NGHIỆM MÔN HỌC LẬP TRÌNH CHO TRẺ
Bố Mẹ đã từng ở “đóng vai” trẻ để trải nghiệm một môn học mới chưa? Nếu chưa, workshop “trải nghiệm môn học lập trình cho trẻ” sẽ mang đến […]
Mục lục bài viết | Table of contents
Project-based learning được biết đến là phương pháp giáo dục kích thích phát triển tư duy, kỹ năng. Phương pháp học tập này mang đến nhiều lợi ích cho học sinh. Đặc biệt trong thời đại “kỹ năng là yếu tố hàng đầu”. Sau đây cùng Algorithmics tìm hiểu về Project-based learning - phương pháp học tập thông qua dự án nhé!
Project-based learning còn được gọi là phương pháp học tập thông qua dự án. Đây là một phương pháp giáo dục đang trở nên ngày càng phổ biến và quan trọng. Giúp trẻ phát triển tư duy và kỹ năng. Đến với phương pháp học tập này, học sinh sẽ tham gia vào những dự án/nhiệm vụ thực tế. Học sinh sẽ học được những kiến thức thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ và dự án. Từ đó, không chỉ nắm vững kiến thức và kỹ năng. Mà còn áp dụng chúng vào thực tế dễ dàng.
Project-based learning luôn đặt học sinh là trung tâm của quá trình học tập. Cho phép học sinh tham gia vào những dự án thực tế và có ý nghĩa. Phương pháp học tập này không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức được học. Mà còn phát triển nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và công việc. Tại đây, học sinh học từ sách vở, tự tìm hiểu, tận dụng kiến thức vào thực tế.
Trong phương pháp giảng dạy truyền thống, học sinh thường chỉ là người ngồi lắng nghe giáo viên giảng bài và làm bài tập. Trong khi đó, Project-based learning đặt học sinh vào tình huống thực tế và yêu cầu họ tìm giải pháp, giúp tạo ra sự hứng thú và đam mê trong học tập. Học tập thông qua dự án cũng thúc đẩy học sinh tự tìm hiểu và định hướng học tập, giúp họ phát triển tư duy tự chủ và phản biện.
Project-based learning - phương pháp học tập thông qua dự án mang đến nhiều ưu điểm đáng kể trong việc giáo dục và phát triển kỹ năng cho học sinh:
Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh được khuyến khích tư duy sáng tạo để tìm ra các giải pháp mới cho các vấn đề. Học tập thông qua dự án cũng giúp học sinh rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Từ việc phân tích vấn đề đến tìm ra giải pháp thích hợp.
Trong Project-based learning, học sinh thường làm việc theo nhóm. Để hoàn thành một dự án, các thành viên trong nhóm phải cùng nhau hợp tác, phân bổ công việc. Họ phải học cách lắng nghe ý kiến của đồng đội, thể hiện ý tưởng của mình. Làm việc cùng nhau để hoàn thành dự án một cách hiệu quả. Từ đó tăng cường khả năng làm việc nhóm và giao tiếp một cách hiệu quả.
Học tập qua dự án giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức vào thực tế. Thay vì chỉ học lý thuyết, học sinh có cơ hội thực hành và trải nghiệm. Từ đó giúp họ nhận thức rõ hơn về ý nghĩa và ứng dụng kiến thức vào đời sống. Đây cũng là một trong những lợi ích nổi trội của phương pháp này. Học sinh có thể áp dụng hoàn toàn kiến thức vào cuộc sống hằng ngày một cách dễ dàng.
Project-based learning khuyến khích học sinh tự tìm hiểu và học hỏi trong quá trình thực hiện dự án. Việc thường xuyên tự tìm tòi, nghiên cứu, khám phá giúp học sinh hình thành thói quen chủ động hơn trong mọi việc. Từ đó, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt xu hướng. Nhanh chóng tiếp thu những kiến thức mới và không ngừng phát triển bản thân.
Ngoài việc học các kiến thức chuyên môn, phương pháp học tập thông qua dự án còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như tự quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, tư duy logic, và giao tiếp hiệu quả. Có thể thấy, phương pháp học tập này kích thích trẻ vận dụng hết những kỹ năng mình có để có thể hoàn thành quá trình học.
Mặc dù Project-based learning mang đến nhiều lợi ích cho học sinh. Song cũng có một số bất lợi cần được lưu ý.
Project-based learning đòi hỏi nhiều thời gian. Trong quá trình học, cần lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá dự án. Vì là một phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, đề cao sự tự học, hình thành thói quen tốt cũng như nhấn mạnh việc áp dụng kiến thức vào thực tế, quá trình học của phương pháp này khá tốn kém nhiều thời gian. Điều này có thể là một thách thức đối với các trường học và giáo viên khi họ cần cân nhắc giữa việc triển khai phương pháp học tập thông qua dự án và các phương pháp giảng dạy truyền thống.
Project-based learning yêu cầu học sinh làm việc độc lập và theo nhóm để hoàn thành dự án. Tuy nhiên, việc quản lý nhóm và đảm bảo mỗi thành viên đóng góp có thể là một thách thức. Đặc biệt với những dự án lớn và phức tạp. Vì vậy, các học sinh sẽ dễ dàng đối diện với những khó khăn. Như: những vấn đề khó giải quyết, cách thức để nhóm cùng hợp tác làm việc hiệu quả,... Song một trong những vấn đề dễ dàng nhận thấy ở phương pháp học tập này: cách làm việc giữa con người với con người.
Học tập thông qua dự án không phải là phương pháp phù hợp cho tất cả các chủ đề. Có một số lĩnh vực kiến thức yêu cầu việc học thuật chặt chẽ. Phương pháp này có thể không đảm bảo đủ sự chính xác và chi tiết để tiếp thu kiến thức.
Nếu như trong phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo viên đóng vai trò là trọng tâm, truyền tải kiến thức chuyên sâu cho học sinh và đưa ra đề bài, giải đáp thắc mắc. Thì đối với phương pháp học tập này, giáo viên đóng vai trò hoàn toàn khác. Như một người hỗ trợ và hướng dẫn học sinh hoàn thành dự án. Vai trò của giáo viên trong Project-based learning là:
Giáo viên có vai trò hướng dẫn và định hướng học sinh đến các dự án học tập phù hợp với khả năng và mục tiêu học tập của từng học sinh. Giáo viên giúp học sinh xác định mục tiêu và kế hoạch cho dự án. Đồng thời hỗ trợ trong việc xác định nguồn tài nguyên và công cụ cần thiết để thực hiện dự án một cách hiệu quả. Đối với những thử thách khó khăn, giáo viên đồng thời sẽ là người hướng dẫn và hỗ trợ học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Giáo viên sẽ là người tạo ra môi trường học tập thuận lợi, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh thực hiện dự án và khám phá kiến thức một cách sâu sắc. Họ khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá và trải nghiệm qua việc tham gia vào các dự án thực tế và có ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh có thể gặp khó khăn và thách thức. Giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ và động viên học sinh vượt qua những khó khăn này. Họ cung cấp phản hồi tích cực và xây dựng để khích lệ học sinh tiếp tục nỗ lực và hoàn thành dự án một cách thành công.
Với những kiến thức được học, cùng những “chìa khoá thông tin” được cung cấp ban đầu để hoàn thành dự án. Thì khi dự án hoàn thiện, giáo viên sẽ là người đánh giá và chấm điểm, đồng thời tư vấn và góp ý đến học sinh về những dự án họ đã làm. Họ cũng đánh giá tiến độ và kết quả của từng dự án để đảm bảo rằng học sinh đang tiến triển và hoàn thành dự án đúng cách.
Để hình dung rõ hơn về phương pháp học tập thông qua dự án, sau đây là những bước cơ bản trong quá trình học.
Bước đầu tiên là xác định dự án học tập cụ thể mà học sinh sẽ thực hiện. Thông thường chủ đề sẽ được học sinh tự do chọn lựa để có thể kích thích quá trình làm dự án. Giáo viên có thể giúp học sinh chọn dự án phù hợp và thú vị.
Học sinh bắt đầu quá trình học bằng việc đặt ra các câu hỏi liên quan đến dự án. Họ tiến hành thăm dò, nghiên cứu và thu thập thông tin để tìm hiểu về chủ đề hoặc vấn đề mà họ đang làm việc. Đồng thời, học sinh sẽ thu thập những kiến thức được dạy và biến chúng thành những nguyên liệu để áp dụng vào dự án của mình.
Học sinh lập kế hoạch thực hiện dự án bằng cách định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch công việc. Họ xác định tài nguyên, công cụ và phương pháp cần thiết để thực hiện dự án. Giáo viên sẽ là người góp ý. Cũng như hỗ trợ các nhóm xác định các “nguyên liệu” cần có cho dự án.
Học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch và theo dõi tiến độ của dự án. Họ có thể làm việc cá nhân hoặc trong nhóm để thực hiện dự án. Đây là quá trình học sinh sẽ va chạm và học hỏi nhiều vấn đề khác nhau. Từ việc nghiên cứu, tìm thông tin, cách chuyển đổi những kiến thức đã có thành công cụ hoàn thành dự án, đến việc hợp tác, cùng nhau thống nhất công việc, ý tưởng, phân chia nhiệm vụ,...
Sau khi hoàn thành dự án, học sinh trình bày kết quả và công trình của mình. Giáo viên đánh giá tiến độ và thành tựu của học sinh trong quá trình học Project-based learning. Họ cung cấp phản hồi và nhận xét về hiệu quả của dự án và kỹ năng của học sinh..
Algorithmics áp dụng phương pháp học tập thông qua dự án trong quá trình giảng dạy cho trẻ. Điều này giúp trẻ em trở thành thủ lĩnh công nghệ. Tự do khám phá kiến thức một cách thú vị và ý nghĩa.
Trong khóa học tại Algorithmics, trẻ được khuyến khích tham gia vào những dự án công nghệ cá nhân cũng như dự án nhóm. Học sinh sẽ chủ động đặt ra các câu hỏi và thăm dò để nghiên cứu về các chủ đề và vấn đề trong lĩnh vực công nghệ. Sau đó, họ sẽ lập kế hoạch, thiết kế dự án, xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
Quá trình thực hiện dự án cho phép trẻ em tự tay tạo ra các sản phẩm công nghệ. Như ứng dụng di động, trò chơi, hoặc trang web. Họ sẽ trải qua các bước từ việc viết code, thiết kế giao diện. Đến kiểm nghiệm và tối ưu hóa sản phẩm của mình. Điều này giúp trẻ em phát triển kỹ năng lập trình, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách tự tin.
Với phương pháp học tập thông qua dự án tại Algorithmics. Trẻ không chỉ học kiến thức một cách chủ động mà còn phát triển những kỹ năng quan trọng. Bằng việc ứng dụng Project-based learning từ khi còn nhỏ sẽ giúp con hình thành nhiều thói quen tốt. Giúp học sinh dễ dàng ứng dụng kỹ năng mềm. Tạo điều kiện cho con thích nghi trong thời đại biến động nhiều 4.0.
Để trải nghiệm phương pháp học tập thông qua dự án Project-based learning. Bố Mẹ còn có thể đăng ký tham gia buổi đánh giá năng lực, kỹ năng công nghệ và tư duy logic miễn phí dành cho trẻ TẠI ĐÂY.
Bố Mẹ đã từng ở “đóng vai” trẻ để trải nghiệm một môn học mới chưa? Nếu chưa, workshop “trải nghiệm môn học lập trình cho trẻ” sẽ mang đến […]
Bạn có muốn tìm kiếm một môn học có thể giúp con khai phá tiềm năng của con? Bạn đang muốn con cải thiện các kỹ năng mềm? Workshop “Lập […]
Cuối cùng, giải đấu Coder of Legends đã tìm được những thí sinh xuất sắc nhất Algorithmics. Cùng Algo điểm qua 12 dự án đạt giải khuyến khích, 9 dự […]